Bài viết

Yếu tố nào giúp gắn kết bạn để cùng hướng tới một mục tiêu chung? Hãy viết một câu chuyện để giải thích nhé.

NHỮNG CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA

Đồng tiền CO2 (CO2Token) lợi ích gì?

Mang thông điệp hỗ trợ cộng đồng, tặng cà phê cho các hoàn cảnh khó khăn. Được sự đồng ý và hưởng ứng từ Cộng đồng Cà phê treo đã cho phép trao đổi ủng hộ những ly "Cà phê treo" bằng đồng CO2 (CO2Token).

CO2 là tiền mã hoá được xây dựng nhằm mục đích sử dụng đồng tiền CO2 làm cầu nối trao đổi trên thị trường mua bán tín chỉ carbon toàn cầu. 

Chúng ta hiểu Tín chỉ carbon như sau:

Tín chỉ Carbon giúp giảm lượng khí nhà kính, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc giảm biến đổi khí hậu. Thúc đẩy hành vi bền vững: Cá nhân và tổ chức có xu hướng tích cực hơn trong việc thực hiện các biện pháp giảm khí nhà kính để đạt được môi trường sống tốt hơn. 

Xem bài chi tiết tại: https://tonghopweb.com

Nguồn: Inter

Mô hình “cà phê Treo” đã được Tỉnh đoàn Đồng Tháp triển khai tại TP.Sa Đéc.

Mang thông điệp hỗ trợ cộng đồng, tặng cà phê cho các hoàn cảnh khó khăn, mô hình “cà phê Treo” đã được Tỉnh đoàn Đồng Tháp triển khai tại TP.Sa Đéc.

Tỉnh đoàn Đồng Tháp thực hiện thí điểm 3 mô hình "cà phê Treo" vì cộng đồng trên địa bàn TP.Sa Đéc. 

Anh Huỳnh Minh Thức, Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Tháp, cho biết nhận thấy mô hình phù hợp với việc xây dựng hình ảnh con người Đồng Tháp "Nghĩa tình – Năng động – Sáng tạo" nên Tỉnh đoàn đã chỉ đạo Thành đoàn Sa Đéc khảo sát, triển khai thí điểm mô hình "cà phê Treo" tại 3 quán cà phê: Cây Me (xã Tân Phú Đông), Hoa Nắng (P.1) và cà phê Sky Garden (P.An Hoà, cùng thuộc TP.Sa Đéc). Đây là mô hình đã được Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Đồng Tháp ấp ủ thực hiện dựa trên một mô hình đã có trên thế giới, sáng tạo, cải tiến để phù hợp triển khai ở địa phương. Ở quán "cà phê Treo", khách hàng có thể trả tiền trước để mời một người xa lạ, có hoàn cảnh khó khăn một tách cà phê nhằm chia sẻ từ tấm lòng trong cuộc sống. Với tinh thần ấy, sắp tới tuổi trẻ và các cấp bộ Đoàn sẽ triển khai nhân rộng mô hình "cà phê Treo" ra toàn tỉnh để thời gian có là hàng chục, hàng trăm điểm "Cà phê Treo". Ngoài ra, không chỉ với cà phê, thậm chí có thể phát triển với nhiều hình thức khác nhau như "cơm Treo", "bánh mì Treo"… mang đến ý nghĩa yêu thương cho cộng đồng", anh Huỳnh Minh Thức nhấn mạnh.

Nhân dịp ra mắt 3 mô hình "cà phê Treo", các nhà hảo tâm tại TP.Sa Đéc tặng 3 quán "cà phê Trao" 150 ly, tặng 100 suất cơm 0 đồng.

Nguồn: Báo thanh niên

Nồi cơm của Khổng Tử

Câu chuyện “Nồi cơm của Khổng Tử”

Một lần Đức Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ nước Lỗ sang nước Tề. Trong những người học trò xuất sắc, có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò ưu tú nhất của Khổng Tử. Trên đường đi, gặp đúng thời gian dân chúng đói kém, mất mùa, thầy trò trải qua vô vàn khó khăn, gian khổ. Khi sang đến đất Tề, thầy trò Khổng Tử được bà lão già biếu một ít gạo mới để nấu cơm. Đức Khổng Tử phân công Tử Lộ cùng các môn sinh vào rừng kiếm rau; việc thổi cơm giao cho Nhan Hồi - một đệ tử được thầy hết mực tin tưởng. Khi đang đọc sách ở nhà trên, Đức Khổng Tử bỗng nghe một tiếng “cộp” từ bếp vọng lên. Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống, ông thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm rồi cho vào tay và nắm lại thành nắm. Nhan Hồi đậy vung lại, nhìn trước ngó sau rồi lén đưa nắm cơm lên miệng. Thấy vậy, Khổng Tử cảm thấy thất vọng vô cùng, ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Trò yêu của ta lẽ nào lại ăn vụng thầy, vụng bạn thế sao? Còn đâu lễ nghĩa, đạo lý? Bao kỳ vọng đặt vào nó thế là đổ sông, đổ biển cả rồi!”.

Khi các đệ tử đã về đông đủ và cơm canh đã chuẩn bị xong. Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, vẫn một dạ theo thầy, yêu thương đùm bọc nhau. Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương, cha mẹ. Cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ, tiên tổ các con bảo có nên chăng? Ngoài Nhan Hồi ra, các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?” Tất cả học trò không rõ ý thầy muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?"

Nhan Hồi thưa: “Dạ, khi mở vung ra để ghế cơm, chẳng may một cơn gió thổi vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi. Nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, nếu vứt đi thì anh em sẽ phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và các anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và các anh em. Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử giật mình than rằng: “Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Suýt chút nữa Khổng Tử này đã trở thành kẻ hồ đồ!”

Nguồn: inter

Nếu bạn cần xem thêm tiện ích các website thì xem tại đây

Nếu để ý, bạn có thể tìm thấy nguồn cảm hứng sống và yêu thương từ vạn điều nhỏ bé. 

CÀ PHÊ TREO: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA

Cà phê Treo là một sáng kiến ​​ra đời với mục đích đoàn kết tại Ý, giờ đây đã trở thành một phần truyền thống của người Ý và cũng đã lan rộng ra phần còn lại của thế giới và cũng trở thành một cử chỉ vị tha nhân ái tại Việt Nam.

Chúng ta đang đề cập đến điều gì khi chúng ta nói về cà phê treo? Đó là một ly cà phê miễn phí, một cử chỉ thường xuyên, nơi luôn cung cấp " món quà " là một tách cà phê treo cho một người không quen biết khác. Nó là một món quà dành cho người khác, sự tính tế đó đã dần dần lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới và cả Việt Nam.

Nhiều người vẫn chưa biết ý nghĩa và nguồn gốc của nó: bằng cách tiếp tục đọc, bạn sẽ có thể tìm ra ý tưởng này ra đời ở đâu và khi nào .


CÀ PHÊ TREO VÀ CÁC BIẾN THỂ CỦA NÓ

Việc cho cà phê treo là một hành động ngày càng được coi trọng, thực tế đã cho phép hình thức cà phê miễn phí hợp nhất phá vỡ ranh giới của quán , không chỉ xâm nhập vào nhiều quán cơn, tiệm bánh pizza..., mà còn ở một số chuỗi cửa hàng sách nổi tiếng . Do đó, sự xuất hiện của các sản phẩm miễn phí mới, chẳng hạn như sách bị treo hoặc cơm treo, thậm chí là bánh pizza bị treo: các sáng kiến ​​do đó mô phỏng cà phê treo với lòng vị tha và một chút nhân ái. Nỗi sợ hãi khi vào một quán để hỏi một ly cà phê treo ngày càng biến mất: một dấu hiệu cho thấy sáng kiến ​​này đã có thể đánh động tâm trí của mọi người một cách thầm lặng. Thể hiện sức mạnh của đoàn kết mọi người vì một mục đích tốt đẹp.


Nguồn: inter

Nếu bạn cần xem thêm tiện ích các website thì xem tại đây

Câu chuyện bông hoa hồng

Hãy theo dõi câu chuyện sau đây. 

Có một cô gái bán hoa, sau khi đã bán gần hết số hoa của của mình, cũng là lúc cô phát hiện trời đã tối, cô liền quyết định về nhà sớm hơn dự định. Lúc này, cô phát hiện giỏ hoa của mình, vẫn còn một bông hoa hồng chưa bán hết, cô liền đem tặng bông hoa hồng đó, cho một người ăn xin bên đường, rồi vui vẻ trở về nhà.

Người ăn xin chưa bao giờ nghĩ rằng, lại có một việc tốt như vậy, xảy đến đối với mình, lại có một cô gái xinh đẹp tặng cho mình hoa hồng, đúng là mặt trời mọc từ đằng tây rồi, thế nên anh ta quyết định không ngồi ăn xin nữa mà trở về nhà.

Về đến nhà, anh ta tìm một cái lọ lấy nước và cắm bông hoa hồng vào đó, đặt lên trên bàn rồi tự mình ngồi ngắm nghía. Bất chợt anh ta thấy rằng, bông hoa đẹp như vậy sao lại cắm trong cái lọ bẩn thỉu được, thế nên anh ta mang lọ đi đánh rửa sạch sẽ và cho rằng thế mới xứng với bông hoa.

Làm xong tất cả, anh ta lại vừa ngồi vừa ngắm nghía bông hoa, và anh ta lại thấy rằng lọ hoa đẹp đẽ như vậy sao lại để trên một cái bàn vừa bẩn vừa lộn xộn được, thế là anh ta lại bắt đầu lau dọn bàn sạch sẽ gọn gàng.

Làm xong, anh ta lại ngồi ngắm nghía bông hoa, rồi anh ta lại phát hiện ra rằng, lọ hoa đẹp đẽ là thế, cái bàn gọn gàng sạch sẽ là thế, sao lại có thể để trong một căn phòng bụi bẩn bừa bãi được, thế là anh ta lại quyết định dọn dẹp căn phòng, sắp xếp lại đồ đạc gọn gàng.

Chả mấy chốc, cả căn phòng nhờ có bông hoa hồng, mà tươi sáng và ấm áp hơn hẳn, đang lúc đắm chìm trong cảm giác say mê, anh ta bất chợt thấy hình ảnh của mình qua tấm gương, đầu bù tóc rối, quần áo bẩn thỉu rách nát, thế là sau bao nhiêu năm, lần đầu tiên anh ta đi tắm gội thay quần áo, mặc dù quần áo có chút cũ nhưng sạch sẽ.

Sau khi chỉnh đốn lại mình xong, soi gương anh ta phát hiện ra rằng mình trông cũng không đến nỗi nào, tại sao lại đi làm ăn xin cơ chứ? Đây là lần đầu tiên anh ta tự hỏi mình như vậy từ lúc làm ăn xin đến giờ. Anh ta nhìn lại mình trong gương rồi nhìn lại căn phòng, nhìn lọ hoa và cuối cùng anh ta đi đến một quyết định quan trọng, đó là từ ngày mai anh ta sẽ không đi làm ăn xin nữa mà sẽ đi tìm việc làm khác.

Anh ta không sợ bẩn, không sợ vất vả nên rất nhanh, anh ta đã tìm được công việc cho mình. Và cũng có thể bông hoa hồng trong lòng anh ta đã cổ vũ khích lệ anh ta không ngừng cố gắng, nên mấy năm sau anh ta đã có sự nghiệp riêng cho mình.

Rồi nhiều năm sau, anh ta tìm đến cô gái năm nào để tặng lại cho cô một phần tài sản của mình, không phải vì mục đích gì, đơn giản chỉ là cảm ơn cô đã tặng cho anh ta một bông hoa hồng, khi anh ta đang là ăn xin. Đối với anh ta, đó không đơn giản chỉ là bông hoa hồng, mà đó là một niềm hy vọng vào cuộc sống.

Trong thực tế, mỗi người đều có những ưu điểm, chúng ta cần phải tin tưởng vào chính bản thân mình, bất kể hoàn cảnh thế nào, cũng không nên từ bỏ chính mình. Đừng đắm chìm trong bờ vực của sự thất bại, chỉ cần bạn thực hiện một chút thay đổi nho nhỏ, bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn, sẽ có sự khác biệt.

Thay đổi chính mình, đối mặt với mọi thứ bằng một thái độ tích cực, bạn sẽ tìm được bước đột phá vượt qua mọi khó khăn, tìm ra con đường nâng cao giá trị và phát triển bản thân, một cách tốt nhất.

Khi bạn thay đổi chính mình, mọi thứ cũng sẽ thay đổi.

"Tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình".

Nguồn: inter

Nếu để ý, bạn có thể tìm thấy nguồn cảm hứng sống và yêu thương từ vạn điều nhỏ bé. 

Hãy theo dõi câu chuyện sau đây. 

Lúc mình còn nhỏ, khi đi ngang những cô chú lao công, mẹ mình thường dặn:

- Con đừng lấy tay bịt mũi lại hay tỏ vẻ khó chịu. Hãy nín thở trong thầm lặng và xử sự bình thường. Vì ta chỉ phải chịu thứ mùi ấy trong một lúc, còn họ là cả một đời.

Đó là bài học đầu tiên mà mình được học về sự tôn trọng lẫn nhau. Nhưng khi lớn lên, mình nhận ra nhiều người, và kể cả mình nhiều lúc cũng quên đi bài học ấy.

Và còn rất nhiều trường hợp như thế.


"Đi qua đoạn đường ngập rác, bạn nhón chân, nín thở; đi qua chỗ người lao công đưa chổi, bạn bịt mũi, nhăn mặt; lang thang dạo mát trên con đường sạch sẽ, bạn thản nhiên như đó là điều mình đương nhiên được hưởng... Nhưng có bao giờ bạn cùng tôi nghĩ đến, dù đó chỉ là một thoáng qua về hình ảnh những lao công vất vả ngày đêm trên đường để cho từng góc phố, khu nhà sạch sẽ? Dẫu biết rằng sự phân công nghề nghiệp của xã hội, mỗi người trong chúng ta đều có công việc riêng, nhưng rõ ràng, lao công vẫn là nghề vất vả nhất trong những nghề vất vả, và công việc họ làm dù âm thầm, cơ cực nhưng rất đáng trân trọng. Tôi đã có những ngày nắng gắt cũng như những đêm thâu để hành trình cùng tiếng chổi tre thực hiện phóng sự này với mong muốn như một lời sẻ chia cùng những người đang ngày đêm giữ sạch và làm đẹp cho thành phố..."


Hãy chậm lại một nhịp, chỉ đơn giản là đủ sự điềm tĩnh, sự thấu hiểu để thông cảm . 

Hãy để bản thân có dịp để “chậm lại một nhịp”. Nhưng nếu bạn học được một điều gì đó sâu sắc cho bản thân, đó là điều tốt đẹp.

Khi bạn thay đổi chính mình, mọi thứ cũng sẽ thay đổi.

Nguồn: inter

Câu chuyện cuối tuần: bạn đang “đào giếng” hay “gánh nước”?

Trong cuộc sống, mọi đích đến đều do con đường bạn lựa chọn trước đó...Câu chuyện về 2 vị hòa thượng gánh nước trên núi là một ví dụ: Tư duy của con người không phải là bất biến, chỉ cần động não thì nhất định sẽ nghĩ ra được cách làm hay.

Chuyện rằng, có hai hòa thượng nọ sống trong hai ngôi chùa trên hai ngọn núi sát cạnh nhau, một người tên Nhất Hưu một người tên Nhị Hưu. Trên cả hai ngọn núi này đều không có nước, do vậy mỗi ngày hai hòa thượng này đều phải đi xuống khe suối nhỏ gánh nước về dùng.ên

Bởi thời gian đi gánh nước thường trùng nhau lại thường xuyên gặp mặt nlâu dần hai hòa thượng trở thành bạn bè. Cứ như vậy thời gian dần trôi thấm thoắt đã năm năm. Một ngày nọ Nhị Hưu lại đi ra suối gánh nước như mọi khi bỗng phát hiện Nhất Hưu không xuất hiện. Trong lòng Nhị Hưu thầm nghĩ chắc hòa thượng Nhất Hưu ngủ quên mất rồi.

Cứ thế trôi qua đến ngày thứ hai, thứ ba đều không thấy Nhất Hưu đi gánh nước. Tới cả một tuần rồi qua 1 tháng đều không thấy Nhất Hưu xuất hiện. Nhị Hưu rất lo lắng liền nghĩ: "Chắc bạn mình mắc bệnh rồi, mình phải đi hỏi thăm anh ấy một chút, xem có thể giúp gì được không".

Nhị Hưu lên núi tìm tới ngôi chùa của Nhất Hưu, thì phát hiện Nhất Hưu đang tập quyền cước trước cổng chùa, nhìn không giống như ốm đau bệnh tật gì cả. Ngạc nhiên Nhị Hưu lên tiếng hỏi "Đã một tháng rồi không thấy anh xuống núi lấy nước, sao anh không đi gánh nước mà vẫn có nước dùng?"

Nhất Hưu cười và đưa Nhị Hưu hòa thượng ra hoa viên sau chùa, chỉ vào giếng nước và nói: "Năm năm qua mỗi ngày gánh nước, tụng kinh xong, tôi đều dùng thời gian rảnh còn lại để đào cái giếng nước này. Bây giờ giếng đã đào xong, mạch nước cũng đã được khai thông nên giếng đầy nước rồi, từ nay về sau tôi không phải đi xuống núi gánh nước nữa! Do vậy tôi có thể tiết kiệm được rất nhiều thới gian làm những việc mình thích, ví dụ như tập quyền cước đây này!"


Mỗi một thương trường kinh doanh đều sẽ luyện nên được những nhân tài. Tuy nhiên, phía sau mỗi nhân tài là cả một sự nỗ lực cố gắng, là cả một thời gian phấn đấu. Và chắc chắn, các nhân tài đó đều tự "đào cho mình một cái giếng" để âm thầm tích lũy kiến thức, bản lĩnh và kinh nghiệm để bước tiếp những bước sau này.

Bạn muốn làm người "đào giếng" hay làm người "gánh nước" tất cả đều tự do bản thân mỗi người quyết định. Tuy thế, mỗi người cũng nên hiểu rằng, muốn đào giếng, trước hết vẫn phải chấp nhận gánh nước về dùng mới tồn tại được đến lúc đào giếng thành công.

Đương nhiên người đồng thời vừa gánh nước vừa đào giếng sẽ vất vả cực nhọc hơn người chỉ đi gánh nước, sẽ phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn. Tuy nhiên, khi thành quả tạo ra, giếng nước đào xong, bạn đã có thể thoải mái lựa chọn những bước đi tiếp mà không cần lăn tăn dành thời gian gánh nước phục vụ những nhu cầu cấp thiết hàng ngày.

Nguồn: inter

Hai cô chú công nhân thập thò ngoài quán cà phê, gọi đồ uống xong vẫn không dám vào, lý do khiến ai cũng cảm động

Một nữ khách hàng đang ngồi quán cà phê thì phát hiện 2 cô chú công nhân đứng ngó nghiêng ngoài quán một hồi. Ban đầu, cô tưởng 2 người đang sửa chữa, nhưng một lúc sau mới gọi nhân viên trong quán ra, order cà phê uống. Hoá ra, 2 cô chú công nhân không bước vào quán vì sợ làm bẩn sàn, do đang đi ủng bám bùn đất. Nhân viên niềm nở mời nhưng cả hai vẫn quyết định ngồi ngoài.

Chứng kiến từ đầu tới cuối cách hành xử của hai người công nhân, nữ khách hàng vừa kính trọng, vừa thấy thân thương

Cô kể người đàn ông có quay ra chỉ vào đôi giày, cười mỉm ngầm giải thích cho việc không bước vào quán

Theo nữ khách hàng, hai người công nhân chỉ ngồi uống cà phê nhanh trong khoảng 5 - 10 phút rồi liền rời đi. Câu chuyện về cách hành xử chừng mực, dễ thương của hai cô chú khiến nhiều người ấm lòng hơn trong đầu tuần:

- “Người lao động nào cũng đáng trân trọng, lao động là vinh quang”.

- “Cô chú có thể đi thẳng vào (vì sàn nhà vốn sẽ được lau) nhưng rất biết ý cho nhân viên, dễ thương quá”.

- “Đọc xong lại thấy yêu thương thêm người Việt Nam ghê”.

- “Tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình.”.

Nguồn: inter

Thay đổi cuộc sống bằng cách giúp mọi người trở nên giàu có hơn

Đề: Dựa theo tài liệu bên dưới, chọn góc độ, tự nghĩ đề bài, viết bài văn trên 800 chữ, không hạn chế thể văn (trừ thơ).

“Mỗi vật đều có 1 tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua ngọt cay nhạt mặn, năm vị điều hoà, cùng tồn tại hoà trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế.”

—–

Thí sinh đạt điểm tuyệt đối 150/150 đã đặt tựa đề:

“Củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác”.

Tom là một cậu bé chăn cừu, cậu có một đàn cừu thuần màu trắng như một đám mây cực lớn. Chính vì thế Tom cực kì ghét con cừu đen duy nhất trong đàn, cậu luôn hăm he làm thịt nó.

Vào một ngày mùa đông nọ, trời đổ tuyết lớn, đàn cừu màu trắng lẫn trong nền tuyết làm Tom không cách nào tìm được. Cuối cùng nhờ con cừu đen duy nhất đó mà Tom tìm về được đàn cừu của mình.

Từ đây Tom hiểu được một đạo lý, thuần tuý cố nhiên rất đẹp, thế nhưng cộng sinh hài hoà lại càng tốt hơn.

Trên thực tế, mỗi vật đều có tính chất khác nhau, có vẻ đẹp khác nhau. Hổ dễ nổi nóng, khỉ hấp tấp, cừu hiền lành, động vật đã vậy, thực vật lại càng thú vị hơn, trên đời này không bao giờ có hai chiếc lá giống hệt nhau, cả những thứ cùng loại cũng không phải nhất thành bất biến huống chi là những vật khác nhau hoàn toàn.

Vật đã thế, con người càng thế…

 

Tả Truyền từng viết, tư tưởng con người không ai giống ai, mỗi người một vẻ. Mà tư tưởng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của người đó. Nếu muốn tôn trọng cái gọi là tư tưởng đó thì cần học cách khoan dung, đừng bao giờ vọng tưởng thống nhất tư tưởng, nó là điều phi lý.

 

Nhưng vấn đề là đã không cách nào thống nhất tư tưởng, vậy phải chung sống thế nào?

Có hai cách, một là tập hợp những người cùng chung chí hướng, những người cùng chung sở thích tập hợp với nhau, hình thành nên một quần thể có quan niệm chung.

Nhưng tiếc là chuyện này rất hiếm có, như củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác, làm sao có tư tưởng nào giống tư tưởng nào hoàn toàn.

Sự tham gia của nhiều tư tưởng giống mà khác nhau này còn phá vỡ sự cân bằng sản sinh ra biến hoá. Cát rơi vào miệng trai, thành trân châu quý giá, bụi trong hơi nước hoà thành mưa. Chính vì thế có một câu nói rất đúng rằng: “Người với người khác nhau, chưa chắc là chuyện xấu, chim diều không cần phải biến thành quạ mới có thể chung sống hoà bình.”

Nói cách khác là mỗi người một vẻ, tức là hoà hợp.

Từ bản thể triết học mà nói, hoà hợp là quy luật vận hành của vạn vật. Lão Tử nói: “Vạn vật đều có âm có dương, cân bằng âm dương chính là hoà hợp.”

 

Từ góc độ triết học mà nói, hoà hợp là cảnh giới cuối cùng mà con người theo đuổi. Lễ ký viết: “Những kẻ biết hoà hợp mới là kẻ làm chủ và đạt được cái đạo của thiên hạ”. Hoà hợp tạo ra sự xây dựng, sản sinh, thuận tiện, thành công và thịnh vượng.

Từ góc độ phương pháp luận triết học thì hoà hợp là quy tắc làm người cơ bản. Luận ngữ viết: “Quân tử hoà hợp nhưng cũng khác nhau.” Chỉ khi thuận theo quy tắc hoà hợp để diễn sinh phát triển thì mới có thể tồn tại lâu dài.

 

Từ góc độ sinh học thì cộng sinh là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong hệ sinh thái. Hai loại sinh vật cùng giúp nhau tồn tại, thiếu một bên, bên còn lại cũng khó sống nổi. Như tảo và nấm cộng sinh, cá sấu cộng sinh với chim bắt sâu, bò tót cộng sinh với chim ăn ruồi bọ.

 

Hoà hợp mà khác biệt, cái quan trọng nhất là phải chấp nhận và dung nhập vạn vật, thứ hai là biết chọn lựa và sử dụng những thứ phù hợp với đặc tính tự thân để hoàn thiện chính mình. Cuối cùng là đặt mình trong nhiều hoàn cảnh, tập cho bản thân tính phóng khoáng lạc quan.

 

Dù là một chỉnh thể bền chắc như thép cũng phải có một thứ khác biệt để điều hoà. Không ít những công ty quốc tế luôn giữ vài người có ý kiến trái ngược nhau trong hội đồng quản trị, những người này sẽ luôn soi mói làm khó dễ các quyết định được hội đồng đưa ra, thế nhưng chỉ có vậy mới có thể thúc đẩy hội đồng đưa ra những quyết sách chính xác và đúng đắn nhất.

Từ Tiểu Bình từng nói: “Với những người gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong nhóm có 3-4 người trung thành và 1 người luôn làm trái lại, chính là tổ hợp tuyệt vời nhất.”

 

Đạo lý này rất đơn giản, kẻ làm trái lại ấy đóng vai người điều hoà, anh ta phản bác, đánh thức, thúc tiến người lãnh đạo, như chim gõ kiến trên cây, vừa là bác sĩ vừa là kẻ gây tai hoạ. Nhưng nó sẽ luôn luôn tồn tại song hành với bạn.

Vậy vấn đề mới lại sinh ra, dung hợp có làm mất đi bản chất của mình không? Hoà hợp, chỉ là điều hoà, không phải hoà tan rồi làm mất bản thân. Bạn có thể đứng ở Trung Quốc nhìn ra thế giới, cũng có thể đứng ngoài thế giới nhìn vào Trung Quốc, nhưng đầu tiên bạn phải là người Trung Quốc là dân tộc Trung Hoa, sau mới là thế giới.

 

Muối bỏ vào nước sinh thành nước muối. Nước muối bỏ thêm vịt cũng chỉ là nước muối vịt. Mặc cho bạn dung hoà vào quần thể thế nào, bạn cũng phải biết mình luôn là muối, mỗi thứ mỗi vẻ, trăm vẻ dung hoà!

HÌNH ẢNH 

BÀI HÁT CÁT BỤI TÌNH ĐỜI